Làng Ngũ Xã, nằm ở phía Tây Kinh đô Thăng Long cũ (Hà Nội ngày nay) đã có nghề đúc đồng hơn bốn thế kỷ. Làng nghề dù trải qua bao thăng trầm nhưng những nghệ nhân địa phương vẫn hết lòng gìn giữ nghề truyền thống này.
Đến nay, nghề đúc Ngũ Xã phần lớn vẫn do hai gia đình nghệ nhân có tay nghề cao điều hành, một là xưởng của cựu binh Nguyễn Văn Ứng và một là xưởng của bà Ngô Thị Dần. Hương ước của làng là không truyền bá công việc ra ngoài, nhưng điều đáng mừng là các thế hệ sau của hai dòng họ đều rất tâm huyết nối nghiệp tổ tiên.
Theo sách chép từ thời Lê (1428-1527), những người thợ đúc đồng ở 5 xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lương Thượng, Tả Viên và Diên Tiến thuộc huyện Siêu Loai (nay là Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh và Vân. Lâm – Hưng Yên) đã cùng nhau ra bán đảo hồ Trúc Bạch thành lập Ngũ Xã Tràng để sản xuất các sản phẩm bằng đồng như ấm, đỉnh, chuông, tượng và đồ thờ và cả tiền đồng. Dần dần họ đưa gia đình, anh em, họ hàng ra sinh sống, tổ chức thành phường nghề riêng gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã. Thời ấy, nghề đúc đồng làng Ngũ Xã đã được coi là một trong 4 nghề đỉnh cao của kinh thành Thăng Long xưa. Điều này được thể hiện trong câu vè đã lưu truyền bao đời:
“Lĩnh hoa Yên Thái, Đồ gốm Bát Tràng, Thợ vàng Định Công, Thợ đồng Ngũ Xã.”
Thời Pháp chiếm đóng (1873-1954), làng thuộc khu vực nội thành Hà Nội với khoảng 80 dòng họ thuộc 4 dòng họ Nguyễn, Lê, Đỗ, Trần.
Thuở sơ khai, Ngũ Xã có hơn 20 xưởng đúc, trong đó mỗi xưởng là một ngôi nhà lớn với một lò đồng gồm hai tầng: tầng thứ nhất dùng để nấu đồng và tầng thứ hai làm khuôn nướng. Công nhân của mỗi xưởng đều thuộc cùng một đại gia đình, làng xã hoặc người học nghề.
Nghề đúc đồng chủ yếu dành cho nam giới, còn phụ nữ mua nguyên liệu thô. Các sản phẩm hoàn chỉnh được phụ nữ, học viên hoặc trẻ nhỏ đem đi mài, đánh bóng, rồi đem bán tại các cửa hàng trên phố Hàng Đồng, nơi lấy tiền của gia đình Ngũ Xã để mua nguyên liệu sản xuất thêm sản phẩm.
Khi nghề đúc đồng nhanh chóng phát triển, làng được tổ chức thành một phường riêng, được gọi là quận đúc đồng Ngũ Xã. Nơi đây dần trở thành một trong bốn doanh nghiệp tinh hoa bậc nhất kinh đô Thăng Long. Các sản phẩm tiêu biểu là rùa, nến, chân nến, lư đồng cũng như tượng đồng, bàn thờ bằng đồng được bày ở nhiều đình, chùa ở Việt Nam. Một số hạng mục nổi tiếng nhất là tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang (thôn Ngũ Xã), tượng Trấn Vũ ở chùa Quán Thánh và chuông chùa Một Cột.
Người thợ đúc đồng là những người thợ khéo tay và người thợ phải nắm rõ tất cả các kỹ thuật của quy trình: Tạo hình – Đúc – Làm nguội và Đánh bóng. Mỗi khuôn sẽ được thực hiện qua nhiều nhiệm vụ, mặc dù mỗi khuôn chỉ được sử dụng cho một sản phẩm. Vì vậy, những người thợ theo nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn, tâm huyết và tài năng.
Đình Ngũ Xã được xây dựng vào năm 1796 và đã trải qua nhiều lần trung tu nhưng tổng thể kiến trúc của đình hình chữ “đinh” bề thế. Bước vào nhà đại bái gồm 5 gian, người xem bị choảng ngợp bởi hệ thống cửa võng, hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng với nội dung ca ngợi công đức của vị tổ nghề đúc đồng.
Tọa ống muống được làm theo kiểu vỉ kèo: bên ngoài là khu vực ban thờ, sập thờ, ; bên trong là cung cấm có vị thiền sư Minh Không bằng gỗ cao khoảng 1m7. Đây là nơi linh thiêng nhất của ngôi đình.
Có thể thấy ở ngôi đình này giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc nghệ thuật đã hòa quyện, đan xen vào nhau Ngày 21/6/1993, nhân dân phường Trúc Bạch (Hà Nội) làm lễ đón nhận quyết định của nhà nước công nhận Đình – làng chùa Ngũ Xã là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. Pho tương A Di Đà thực sự là kết tính trí tuệ và tài năng của ngườu thợ đúc đồng Ngũ Xã một thời hoàng kim xưa
Chính trong quá trình dựng làng, lập nghiệp, người dân nơi đây đã xây dựng ngôi đình thờ ông tổ sư nghề đúc đồng Minh Không Thiền sư. Ông không chỉ giỏi nghề bốc thuốc lại có tài nghệ đuc đồng nên làng tôn làm Thành hoàng và coi ông là tổ nghề đuc đồng và đặt tượng thờ taij đình làng. Tuy nhiên qua quá trình trùng tu đình, ngày giỗ tổ làng Ngũ Xã không phải là ngày mất của Lý Quốc Sư 22/8 âm lịch mà là ngày 1/11 âm lịch hàng năm.
Đúng 8h sáng ngày 1/11 âm lịch, lễ giỗ tổ của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã được khai mạc. Sau khi phần tế kết thúc, các gia đình tuần tự bước lên ban thờ dâng lễ. Sau phần lễ là phần hội, các trò chơi được diễn ra sôi nổi làm sống lại phần hồn quê một thời xưa cũ giữa khu làng trong phố. Đây cũng là dịp người dân trong làng, ngoài phố mở rộng mối thân tình làng xóm, duy trì nét văn hóa lâu đời trong tập tục của làng.
Ngay gần ngôi đình là chùa Thần Quang, nằm hướng chính Nam trong làng Ngũ Xã, không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong làng mà lâu nay còn nước tiếng thu hút bà con gần xa đến dâng hương vãn cảnh chùa. Có thể nói chính pho tượng đồng A Di Đà đặt giữa Phật điện đã làm nên danh tiếng cho ngôi chùa cũng như nghề đúc đồng Ngũ Xã.
Pho tương này được đúc năm 1949 – 1952, tính cả tòa sen 56 cánh thì tượng cao 5,2m; nặng hơn 12 tấn. Đây là tác phẩm bằng đồng kì vĩ, độc đáo, tinh tế thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống đạo Phật Việt Nam.
Pho tượng Uyển Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Hà Nội) được đúc năm 1677, tượng cao khoảng 3m9 và nặng khoảng 4 tấn. Khuôn mặt tượng vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài ngồi trên bục đá. Tượng Uyển Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo đến dấu kĩ thuật đúc đồng và tài nghệ của nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã đã đạt đến đỉnh cao từ cách đây 3 thế kỉ.
Đúc chuông cũng là một kĩ thuật độc đáo thể hiện bsi quyết lâu đời và tay nghề đỉnh cao của phường đúc đồng Ngũ Xã. Khác với những sản phẩm khác, đúc chuông có cái khó rất riêng vì kĩ thuật đúc tinh tế hay không chính là yếu tố quyết định chất lượng tính ngân vang của chuông.
Cho dù giờ đây, đa số dân làng không sống bằng nghề đúc đồng nữa nhưng thông qua ngày hội làng hàng năm nhằm tôn vinh nghề truyền thoings mà các thệ hệ sau này sẽ hiểu rằng mảnh đất nơi họ sinh ra chính là được hun đúc từ ngọn lửa của nghề đúc đồng xa xưa.
VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: Facebook – Youtube – Instagram