Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Chiếu cói làng Lật Dương

Ở xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng, ngoài Lật Dương còn có Lật Khê, Chính Nghị và Lêu vốn có nghề dệt chiếu cói. Nhưng bây giờ thì chỉ còn Lật Dương duy trì nghề truyền thống này.

Vào thế kỷ thứ 17, một nghệ nhân từ huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình mang theo nghề dệt chiếu cói đến định cư ở làng Lật Dương. Từ đó, dân trong làng làm nghề dệt chiếu và lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Trước những năm 1990, các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo là vùng cói lớn của cả miền duyên hải Bắc Bộ, do vậy nguồn nguyên liệu khá dồi dào, giá thành sản phẩm của làng nghề thường rẻ hơn những nơi khác. Từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc đến trước những năm 1990, ngoài thị trường trong nước, sản phẩm của Lật Dương được xuất khẩu sang nhiều nước Đông Âu. Sau năm 1991, khi không còn thị trường Đông Âu, quy mô làng nghề thu hẹp dần, diện tích vùng trồng cói được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.

Đến năm 1999, với việc thành lập Hợp tác xã làng nghề chiếu cói Lật Dương và công nhận là làng nghề truyền thống, nghề dệt chiếu cói tại đây phát triển nhanh trở lại. Hiện nay, trong làng có 352 hộ tham gia sản xuất với 450 go dệt, 4 xưởng in, gần 1.000 lao động thường xuyên, sản lượng khoảng 200 nghìn lá chiếu/năm. Trong làng có nhiều gia đình bảy tám đời gắn bó với nghề dệt chiếu. Mặc dù vậy, nguồn nguyên liệu cói trồng tại địa phương chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số nhu cầu sản xuất của làng nghề, số còn lại làng nghề phải nhập từ các tỉnh khác.

làng chiếu cói Lật Dương
làng chiếu cói Lật Dương

Trước đây cuộc sống của bà con trong làng khấm khá lên nhờ nghề truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ khắp trong và ngoài thành phố. Việc phát triển làng nghề đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho đại bộ phận người dân. Được biết, tầm tháng 7- 8 âm lịch là thời điểm các hộ dân đi thu mua cói ở các bãi, vùng trong và ngoài thành phố về sản xuất. Tuy nhiên hiện nay ở một số địa phương ven biển, diện tích cây cói bị phá bỏ để khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản đã đẩy nguồn nguyên liệu khan hiếm và giá thành cao. Vì vậy, tại thời điểm này, các hộ dân trong thôn luôn sản xuất cầm chừng với tâm lý sợ hết nguyên liệu.

Ngoài việc thiếu nguyên liệu, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cũng còn hạn hẹp. Được công nhận là làng nghề từ năm 1999 với việc thành lập Hợp tác xã làng nghề chiếu cói Lật Dương. Trước thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường, không biết bao nhiêu người ở bao nhiêu nơi đã bỏ nghề dệt chiếu, thì người Lật Dương chẳng những giữ được nghề, mà còn đưa nó thành thương hiệu “Chiếu cói Lật Dương” nổi tiếng khắp vùng Hải Phòng, Hải Dương, ra tới Quảng Ninh, lên tận Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau một thời gian dài mai một, giờ đây làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương xã Quang Phục (huyện Tiên Lãng) đã trở lại không khí nhộn nhịp, tạo sắc thái mới cho một làng nghề dệt chiếu duy nhất ở thành phố hiện nay. Sản phẩm chính của làng nghề Lật Dương là chiếu cói. Bên cạnh đó, làng còn sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói như: túi, thảm, bao manh, làn, bị, dép đi trong nhà, mũ… Nét đặc biệt của làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương là chợ chiều. Chợ được họp từ 12 giờ trưa. Chợ chỉ bán chiếu, người đi chợ đều là người làm nghề và cũng chỉ họp trong khoảng 1 tiếng thì vãn chợ. Đây là một sinh hoạt mang tính đặc thù của làng nghề mà còn ít người được biết.

Chiếu cói Lật Dương là một làng nghề mang đẹp nét văn hóa truyền thống Việt Nam trước sự phát triển của nhiều ngành nghề hiện đại, cùng với quá trình đô thị hóa, làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương vẫn còn tồn tại, mang đến thị trường những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị truyền thống.

VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: FacebookYoutubeInstagram

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x