Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Mây tre đan Thạch Cầu

“Thúng Thạch Cầu đứng đầu thiên hạ” là câu ca thể hiện niềm tự hào về làng nghề đan mây tre của người dân thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến. Chính điều đó đã giúp cho nghề truyền thống của Thạch Cầu gìn giữ và phát triển hàng trăm năm qua.

Mây tre đan – một trong những nét đẹp tinh hoa văn hóa truyền thống được hình thành và phát triển từ lâu đời Việt Nam. Trải qua rất nhiều giai đoạn thằng trầm, đến nat nghề làm mây tre đan vẫn ngày càng khởi sắc và đạt được chỗ đứng nhất định trên thị trường hiện nay.

Tính đến nay, tại Việt Nam đã có đến hơn 1000 làng nghề làm về mấy tre đan, sản xuất ra rất nhiều các sản phẩm với tính ứng dụng cao, phục vụ cho nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vùng đất được coi là cha đẻ của nghề dệt cũng là nơi mây tre đan tồn tại và phát triển. Mây tre đan Thạch Cầu ở Nam Trực – Nam Định tồn tại và phát triển từ ngàn đời xưa.

Làng mây tre đan Thạch Cầu ở Nam Định đã hình thành và tồn tại từ bao thế hệ ở thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến (Nam Trực, Nam Định). Ở đây từ đứa trẻ lên mười đến các cụ ông, cụ bà “ngoại thất thập” vẫn ngày ngày thoăn thoắt đan tre nứa giúp cho cái nghề dân dã ấy được tiếp nối lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.

Để có thể tạo ra được sản phẩm mây tre đan đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu sử dung của con người thì điều đầu tiên, những người làm nghề này sẽ cần chuẩn bị kỹ về các nguyên liệu cần thiết. Hiện nay, có 2 nguồn cung cấp nguyên liệu làm nghề mây tre đan đó là:

Nguồn nguyên liệu trong nước chủ yếu là các tỉnh thành, địa bàn có rừng thuộc vùng núi phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên,…, miền Trung có Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…,Và khi nhập nguyên liệu từ các vùng này về thì mây, tre, song, giang, nứa, trúc,… đều đã được khai thác, sơ chế rồi mới vấn chuyển về các cơ sở sản xuất.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu sẽ chỉ là mây và song, bổ sung thêm cho nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước. Tỷ lệ nguồn nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm khaongr 10% trên tổng số nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Cụ thể, các nguyên liệu đó được nhập chính từ Lào, Campuchia, Indonesia…

Qúa trình sản xuất mây tre đan tại các cơ sở làng nghề ở Việt Nam hiện nay đều mang những nét đặc trưng riêng, tuy nhiên hầu hết đều sẽ tuân thủ theo quy trình chung như sau:

Đầu tiên là công đoạn lựa chọn và sơ chế nguyên liệu. Mây và tre để đan đều phải già; tre dóng dài và càng thẳng càng tốt. Tre và mây sau khi chặt về phải ngâm dưới ao tối thiểu một tháng để chống mối mọt rồi mới mang lên pha. Người pha tre khéo thì phải tính toán, cân đối để cả cây tre không phải bỏ đoạn nào: dóng thẳng thì làm nan chính; phần ngọn và gốc dùng để làm cạp và nan dát… Toàn bộ công đoạn pha tre, chẻ nan phải làm liên tục và nhanh bởi để lâu thì tre bị “quánh” (khô).

Những sợi mây cũng phải lựa những đoạn già, chẻ mỏng, phơi săn, đến khi buộc lại phải ngâm nước cho mềm, lột thêm một lần nữa cho mỏng… Kỹ thuật nhất là công đoạn chẻ nan chính. Với dụng cụ là dao cán dài (khoảng 30-35cm), sống dao phải dày, lưỡi mài sắc… cầm thôi đã nặng tay mà trong tay của người Thạch Cầu, từng nan, từng nan mỏng khoảng 1-2mm cứ thế được tách ra. Hiếm có nan nào dày quá độ phải “tuốt” lại. Nan chẻ xong thì đan thành phên, chêm chặt, “cải” bốn xung quanh bằng nan dát rồi đem ra lò hun khói rạ cho lên màu “cánh gián” mới đạt tiêu chuẩn.

Cái nghề dân dã xuất phát từ đặc thù kinh tế “tự cung tự cấp”, sản xuất để phục vụ đời sống sinh hoạt lao động hằng ngày song cũng tự có sự “phân công” chuyên môn hóa khá cao. Thường thì đàn ông đảm nhiệm các công đoạn nặng nhọc như: pha tre, chẻ nan, uốn cạp, lên cạp, nứt mây, hun…; phụ nữ, người già, trẻ em thì đảm nhiệm khâu đan phên, đi chợ bán hàng.

Bằng sự sáng tạo, khéo léo của mình, người dân ở đây đã sản xuất ra không biết bao nhiêu những loại đồ mây tre đan đơn giản, mộc mạc đậm chất làng quê. Với đôi tay khéo léo của mình làng nghề đã và đang phát triển, có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Niềm đam mê và tình yêu với nghề truyền thống được thể hiện trên từng sản phẩm của những người thợ làm mây tre đan làng Thạch Cầu.

VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: FacebookYoutubeInstagram

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x