Dọc theo Nhà thờ đá Phát Diệm bạn sẽ thấy được những cánh đồng cói xanh mướt của ngôi làng Kim Sơn. Cây cói đã có ở Kim Sơn gần hai thế kỷ, trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người Kim Sơn đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói và lấy đó làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm cói.
Từ thuở chưa có công cuộc khai khẩn của Nguyễn Công Trứ, cây cói nơi đây mọc chen lẫn với sú, vẹt trên các vùng bãi rộng, hoang vu. Cây cói mọc ngoài bãi hoang, có phần ngọn thót lại, phần gốc to, bè ra ba góc. Loại này được dùng để dệt chiếu thô hay thảm cói. Còn cây cói được trồng và chăm sóc trên đồng ruộng có thân tròn, thon thả từ gốc đến ngọn, có thể dệt những hàng có cấp như: chiếu đậu, chiếu cải, chiếu cờ. Trước kia, hàng cói Kim Sơn chủ yếu xuất sang các nước Đông Âu. Ngày nay, các nước thuộc Liên Xô (cũ), Đan Mạch, Na uy, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn nhập hàng cói Kim Sơn với số lượng đáng kể.
Huyện Kim Sơn là tên được nhà doanh điền tài ba Nguyễn Công Trứ (1778-1858) đặt. Bằng kinh nghiệm của mình, ông đã chuyển biến tiềm năng của mảnh đất duyên hải Tổ quốc ngày càng phát triển bằng trồng trọt, kinh tế biển và đặc biệt là cây cói. Năm 1829, Kim Sơn, huyện “Núi Vàng”, như cái tên do Nguyễn Công Trứ, nhà doanh điền sứ tài ba thành lập. Ông đã viết hai câu thơ mà sau này dường như đã trở thành phương châm sống của ông: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”. Cái “danh” ấy là cái công nghiệp lớn lao để lại cho hậu thế muôn đời, của một con người có tầm nhìn xa trông rộng và có chí lớn, đã biến tiềm năng của một vùng duyên hải màu mỡ, bao la trở thành một “núi vàng” thực sự, bằng cây cối, bằng lúa, cói và kinh tế biển. Kể từ đó đến nay, người Kim Sơn cùng với bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau, bảy lần mở đất, lấn biển, “Tranh công cùng tạo hoá”.
Tiếp nối truyền thống cha anh, từ những năm 1954, lớp lớp thế hệ người dân nơi đây đã lấn biển, mở đất canh tác. Sau 6 lần quai đê đã đạt tổng diện tích khoảng 4000ha, tạo ra gần 200ha làm đất trồng cói và lập ra các xã mới như: Kim Trung, Kim Tiến, Kim Hải…
Không ai rõ tổ nghề làng cói Kim Sơn là ai nhưng có một điều ta không thể phủ nhận đó chính là người khai sinh ra làng Kim Sơn là Nguyễn Công Trứ và ông đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của mỹ nghệ cói KIm Sơn.
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khi nhắc đến các sản phẩm từ cói ta không thể không nhắc đến những tấm chiếc Kim Sơn huyền thoại gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Để làm nên một chiếc chiếu cói đẹp, bền, đủ kích thước thì người làm phải tuyển chọn từng cây cói, sau đó chẻ và phơi đủ nắng để cói được bền chắc và giữ được màu. Đặc biệt nhất là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Ngoài chiếu cói, những người dân địa phương còn sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như: thảm, làn, khay, hộp, mũ, túi xách…
Ngày nay các sản phẩm của làng cói Kim Sơn đã ngày một vươn xa để với những vùng đất mới, những chân trời mới để quảng bá cho những sản phẩm truyền thống của làng Kim Sơn.
VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: Facebook – Youtube – Instagram