Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Làng nghề chè lam Phủ Quảng

Chè lam là đặc sản nổi tiếng ở xứ Thanh, chè lam thường được làm vào các dịp lễ tết trước là để cúng tổ tiên sau là món ăn mừng đầu xuân năm mới. Độc đáo nhất là chè lam Phủ Quảng, nay là thị trấn Vĩnh Lộc thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Chè lam Phủ Quảng từ xưa đã nức tiếng gần xa, những làng nghề làm chè lam truyền thống vẫn luôn lưu giữ và phát triển. Du khách đến thăm di tích Thành nhà Hồ và các vùng phụ cận đều thưởng thức chè lam Phủ Quảng và lựa chọn mua về làm quà.

Đi từ TP Thanh Hóa theo quốc lộ 45, cách Thành Nhà Hồ 2,5 km về phía Tây Nam, làng nghề chế biến, sản xuất đặc sản chè lam, kẹo lạc Phủ Quảng nằm trải dọc theo tả ngạn sông Mã.

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27/6/2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Sau 10 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (2011-2021), Thành nhà Hồ đã bảo tồn phát huy giá trị vốn có, thực hiện nhiều cuộc khai quật và đã tìm thấy nhiều cứ liệu quý, góp phần rất lớn cho việc trùng tu, tôn tạo tòa thành đá “độc nhất vô nhị” này.

Tên gọi của món chè lam, kẹo lạc nổi tiếng này được lấy theo tên phủ Quảng Hóa (gọi tắt là phủ Quảng). Phủ Quảng Hóa được thành lập năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) trên cơ sở chia tách từ phủ Thiệu Hóa, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Tế. Lỵ sở của phủ này ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), phủ này được chia thành các huyện tương ứng trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, địa danh Quảng Hóa không còn tồn tại nữa.

Theo truyền thuyết, truyền ngôn, nghề làm chè lam Phủ Quảng có thể xuất hiện từ khi Hồ Qúy Ly lên làm vua, chọn thành nhà Hồ làm kinh đô (1400).Vào thời đó chè lam thường được nấu để tiến vua, về sau dân gian nấu vào mỗi dịp lễ Tết để cúng tổ tiên và mừng gặp mặt ngày đầu xuân năm mới.

chè lam Phủ Quảng

Làng nghề Phủ Quảng có khoảng 8 hộ còn giữ nghề nấu chè lam, kẹo lạc, đa phần là những bậc cao niên trong làng.

Nguyên liệu làm chè bao gồm: nếp thơm, lạc, đường và gừng. Nếp làm kẹo là loại nếp đầu: mười hạt mẩy đều cả mười. Người ta đem ngâm gạo vào nước cho mềm rồi mang đi xay ở cối đá (đất Phủ Quảng đến bây giờ vẫn còn rất nhiều cối đá). Bột xay để lắng bột dưới, nước trong ở trên rồi được mang đi “tắm” vải thô bằng cách để một tấm vải thô trên thúng tro rơm nếp cho đến khi bột ráo. Người ta bẻ bột thành miếng như miếng cau rồi đem phơi nắng cho giòn.Gạo nếp rang chín đến độ giòn, có mùi thơm dịu. Khi rang gạo nếp phải chú ý lửa, cách đảo tay để tất cả các hạt đều chín, thơm như nhau.

Lạc rang được giã đôi, giã ba. Gừng quê được đồ lên rồi sắt lát thật nhỏ, thật đều. Mật mía Kim Tân – Thạch Thành – Thanh Hóa là loại mật có vị ngọt, độ sánh, mùi thơm để cho vào chảo thắng đều cho đến khi thấy sôi lăn tăn. Lúc đó, người ta chấm đầu đũa vào chảo, thả giọt mật vào bát nước lạnh. Nếu giọt mật vón cục lại thì mật đã thắng đủ độ. Tất cả nguyên liệu được đổ đều, nhanh tay vào chảo mật. Người ta luyện chè thật nhanh, thật khéo để tạo sự gắn kết, dẻo dai của chè.

Tương truyền rằng trước đây Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa thì món chè lam Phủ Quảng là lương thực chủ yếu nhân dân nuôi nghĩa quân.

Ngày nay, chè lam, kẹo lạc trở thành món ăn chơi thường ngày và được làm bán quanh năm.

Chè lam sau khi hoàn thành có màu vàng ươm có hình chữ nhật trông rất là đẹp mắt, dùng nhâm nhi với ly trà xanh là đúng vị. Ăn miếng chè lam sẽ có vị giòn của gạo rang, dẻo của bột nếp, hòa lẫn với hương gừng cay nồng nàn sâu lắng,của giọt mật thơm chắt chiu từ  và vị bùi của lạc , nhấp ngụm trà ngan ngát, cái chan chát đăng đắng làm dịu đi vị ngọt sắc đang còn lưu luyến trên đầu lưỡi. Mỗi vùng miền thường có một món đặc sản dân dã được làm từ nguyên liệu quen thuộc. Với vùng đất Thanh Hóa đó là món chè lam nứt tiếng gần xa.

VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: FacebookYoutubeInstagram

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x