Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Làng nghề bánh đa Lộ Cương

Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.

Nghề làm bánh đa xuất hiện ở làng Lộ Cương từ những năm 60 đến năm 1990 mới phát triển mạnh.

Xưa người dân chủ yếu làm bánh đa thủ công bằng tay, bột được xay bằng cối thủ công, tráng thủ công trên nồi đồng đun củi, nhưng những năm gần đây đã được thay thế bằng máy tráng, máy cắt… nên cũng phần nào giúp cho người làm bánh đa đỡ vất vả hơn trước và năng suất lao động cũng được tăng theo. Để bột tráng bánh ngon, ngoài chất lượng gạo, thì lượng nước – lượng gạo phải cân bằng.Bột được đưa vào máy tráng rồi theo dây chuyền lên dàn sấy, dàn làm khô và làm lạnh.

Những người làm nghề cho hay, gạo làm bánh phải là loại gạo Q ngon, sạch, không bị gãy, được sát trắng. Gạo được ngâm trong hơn 1 tiếng rồi đem xay. Sau khi xay, nước bột được để lắng khoảng 2 tiếng rồi gạn nước phía trên đi, chỉ lấy phần bột trắng ngon lắng đọng bên dưới để tráng. Bột phải tơi, mịn, sờ dính tay thì tráng bánh mới ngon. Để bánh chín vừa tới, đều, phồng và dai thì lò hơi phải đẫy lửa.

Từng phên bánh được dỡ xuống từ dàn sấy, chín đều và khô, sau đó được ủ trong 2 tiếng rồi đưa vào máy thái thành những sợi nhỏ. Phên bánh được đưa vào máy cắt thành sợi 3 ly, 5 ly và 1 phân tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Trước đây, bánh đa Lộ Cương được làm hoàn toàn thủ công, xay bằng tay, cối xay bằng xi măng, tráng bánh bằng nồi đồng. Hiện nay, làng nghề Lộ Cương có gần chục cơ sở sản xuất theo dây chuyền khép kín với hệ thống liên hoàn từ máy xay bột, tráng bánh và dàn sấy đến máy cắt bánh. Làng Lộ Cương hiện chỉ còn 2 hộ duy trì làm nghề theo phương thức bán thủ công: Sau khi xay bột và tráng bánh bằng máy thì đem phơi nắng.

Mỗi ngày, một cơ sở sản xuất bằng hệ thống máy tự động đưa ra thị trường gần 3 tấn bánh đa. Còn làm thủ công thì 2 – 3 tạ mỗi ngày. Người dân trong làng và từ các nơi đến lấy bánh về tự cuốn và phơi cho khô thêm và đóng gói. Bánh đa Lộ Cương có mặt ở khắp các cửa hàng, cửa hiệu, các quán phở trên TP. Hải Dương, sang Hưng Yên, lên Hà Nội rồi xuất cả vào miền Nam. Bánh đa Lộ Cương được nhiều người tin tưởng, bởi là thứ bánh không dùng hóa chất, không hàn the, phẩm màu.

Ngoài khoảng chục cơ sở đầu tư hệ thống máy liên hoàn, các gia đình còn lại vẫn duy trì phương thức bán thủ công. Sau khi xay bột và tráng bánh bằng máy thì đem phơi nắng rồi cắt bằng tay. Nhưng dù sản xuất theo cách nào thì bánh đa Lộ Cương vẫn nổi tiếng thơm ngon: sợi bánh mỏng, mềm, dai và gần như trong suốt. Bánh khi chần qua nước sôi có độ kết dính vừa phải, không bị rời cũng không vón thành tảng và vị ngọt đậm đà, đặc trưng của gạo.

Làng nghề bánh đa đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Mỗi hộ gia đình làm nghề có thu nhập trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Điều mà người dân Lộ Cương mong muốn là xây dựng thương hiệu bánh đa quê hương mình vươn xa hơn nữa và mang đậm bản sắc làng quê Việt.

VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: FacebookYoutubeInstagram

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x