Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Làng nghề Chạm bạc Huệ Lai

Làng nghề Chạm bạc nằm ở làng Huệ Lai, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi. Sản phẩm chủ yếu là: đồ trang sức, vòng, nhẫn, hoa tai,…với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ngoài ra, đồ trang sức Huệ Lai không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước như: Campuchia, Trung Quốc, Lào,…

Theo tìm hiểu, chạm bạc không phải nghề gốc của làng nghề Huệ Lai. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một số người con của Huệ Lai sang học nghề chế tác vàng bạc tại làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và mang nghề về làng. Từ đó người dân Huệ Lai biết đến cái nghề cần sự tỉ mỉ, cần cù và đôi bàn tay khéo léo này.

Được hình thành từ năm 1992, những ngày đầu, nghề chạm bạc chỉ thu hút được vài chục hộ tham gia. Năm 1998, hợp tác xã vàng bạc Phù Ủng được thành lập do ông Đỗ Xuân Chuyển làm chủ nhiệm nhằm liên kết những nghệ nhân và người làm nghề lại với nhau. Sau một thời gian kiên trì gắn bó, cùng nhau phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, năm 2003, thôn Huệ Lai, xã Phù Ủng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề. Sản phẩm chạm bạc của hợp tác xã đã được cục Công nghiệp địa phương, bộ Công thương bình chọn là một trong những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của khu vực phía Bắc năm 2014

Trong nghề chế tác trang sức bạc đòi hỏi ở người thợ cần phải có sự kiên trì cùng nhẫn nại trong từng công đoạn mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp và tinh xảo. Và để có một thành phẩm đẹp và vừa ý với khách hàng thì phải trải qua rất nhiều quy trình chế tác.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu

Bạc được chuẩn bị sẵn, phân loại và kiểm tra kĩ càng để không lẫn tạp chất, đảm bảo 100% bạc nguyên chất.

Sau khi có nguyên liệu, bạc được đưa vào khuôn để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Xử lý vật liệu

Trong nghề chế tác trang sức bạc đòi hỏi ở người thợ cần phải có sự kiên trì cùng nhẫn nại trong từng công đoạn mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp và tinh xảo. Một thành phẩm đẹp và vừa ý với khách hàng sẽ phải trải qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là tạo mẫu – giai đoạn quan trọng nhất. Ở bước này những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành. Tiếp theo người thợ sẽ tạo mẫu sáp hưu, khi làm nhẫn thì mẫu nhẫn sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng. Những khuôn sáp này có thể có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm màu, được làm bằng tay hoặc máy. Kế đến là công đoạn cắm cây thông – bơm sáp đổ thạch cao, đun chảy kim loại, đổ khuôn và cắt cây thông ra khỏi sản phẩm thô, hoàn thiện, gắn đá và đánh bóng sản phẩm. Cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây là công đoạn quan trọng, đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Bước này sẽ định giá cho sản phẩm trang sức được làm ra.

Đặc thù của nghề kim hoàn rất khắt khe, bởi nghề này không chỉ đòi hỏi sự cần cù chịu khó mà con đòi hỏi đôi bàn tay tài hoa khéo léo, óc sáng tạo để trổ những hoa văn, họa tiết trên các sản phẩm vàng bạc. Đối với những quy trình trên đều có các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc: Tiến hành phân kim loại để xi mạ phải đảm bảo đúng thực hiện đúng kỹ thuật an toàn để bảo vệ sức khỏe và tránh ô nhiễm. Khi nấu kim loại để đúc hay chế “hội”, phải xác định và tính toán lượng kim loại để nấu thật kĩ, tùy theo yêu cầu về độ tinh khiết nhiều hay ít, tránh thừa thải gây lãng phí, hao hụt. Khi sử dụng kim loại quý, điều quan trọng là tránh các vật liệu khác (không nằm trong tính toán) hòa lẫn vào kim loại và hợp kim.

Yêu cầu về độ nhẵn bóng được đặt ra là rất cao, ngay từ khâu gia công làm nguội, hay cắt gọt, cưa, giũa, uốn … đều phải thật cẩn thận để bề mặt kim loại không bị trầy xước, các dụng cụ như kẹp, búa, dũa … cũng phải có độ bóng thích hợp và đúng tiêu chuẩn. Quá trình hàn phải luôn phủ lớp trợ dung (thuốc hàn) để không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của món sản phẩm do bị biến dạng nhiệt. Ngoài ra, quá trình làm sạch các phần oxy hóa bằng dung dịch axit cũng phải chú ý nhiệt độ và nồng độ, tránh để vật bị axit hòa tan do nồng độ quá cao. Các thao tác rót, rửa phải đúng và chính xác.

Ở giai đoạn nhúng bạc vào H2SO4 cho bạc trở nên trắng hơn. Quá trình làm sạch các phần oxy hóa bằng dung dịch axit, người làm nghề phải rất chú ý đến nhiệt độ và nồng độ, tránh để bạc bị axit hòa tan do nồng độ quá cao. Acid sôi sẽ giải phóng hơi nitơ, đây là loại khí rất độc hại đối với sức khỏe và các vật dụng trong xưởng. Người lao động cần tinh luyện kim loại ở nơi được thông gió tốt, sử dụng mặt nạ thở và găng tay đặc biệt để đảm bảo an toàn lao động.

Từng công đoạn trong chế tác sản phẩm trong chế tác trang sức của người làng Huệ Lai đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy các sản phẩm từ làng nghề trang sức Huệ Lai luôn có tiếng và lan rộng khắp cả nước.

Từng chiếc lắc – vòng, sợi dây chuyền hay nhẫn bông tai đến từ Huệ Lai đều tinh xảo và đã đạt đến trình độ nhất định của trong ngành chế tác trang sức.

VỀ LÀNG
Hotline: 037 38 39 088
Email: admin@velang.vn
Website: https://velang.vn
Social Network: FacebookYoutubeInstagram

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x